Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Đức Đạt-lai Lạt-ma tìm người kế nhiệm

- Trích Asia Times Online; Hồng Kông -

Ở tuổi 75, Đức Đạt-lai Lạt-ma muốn rút lui khỏi các trách nhiệm chính trị của mình, chỉ đơn thuần giữ vai trò lãnh đạo tinh thần của người Tâu Tạng. Sư tin tưởng vào hệ thống dân chủ để bầu lên một nhà lãnh đạo mới cho Hội đồng Nhân dân Tây Tạng. Kết thúc vòng bỏ phiếu đầu tiên, hai nhân vật được học ở Hoa Kỳ đang dẫn đầu số phiếu.


Tenzin Taklha, người phát ngôn viên của chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Dharamsala đã trả lời báo trí, rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ chính thức tuyên bố thôi nắm giữ các vai trò chính trị của mình vào tháng ba năm 2011. Và thời gian chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng tiếp theo đó. Người dân Tây Tạng cũng ý thức được rằng đến một ngày, do tuổi cao, Đức Đạt-lai Lạt ma cũng có quyền được trao lại các trách nhiệm chính trị của mình. Ngày mùng 3 tháng 10 năm 2010, cuộc tổng tuyển cử bầu ra vị kalon tripa [Thủ tướng] mới cho chính phủ Tây Tạng đóng tại Dharamsala đã được diễn ra. Có hai ứng cử viên thực sự nổi bật: Lobsang Sangay, hiện đang làm nghiên cứu tại trường Harvard Law School, và Tenzin Namgyal Tethong, một nhà ngoại gia đang sống tại Hoa Kỳ. Cả hai nhân vật này đều được đào tạo tại Hoa Kỳ, vì vậy theo nhiều quan sát viên, họ sẽ đem nhiều ảnh hưởng của phương Tây hơn đến phong trào đấu tranh của người Tây Tạng, vì vậy có thể sẽ đối đầu trực diện với Bắc Kinh mạnh mẽ hơn.

Trong số 79 449 cử tri đăng ký, có khoảng 47 000 người (khoảng 61 %) đã tham gia bỏ phiếu tại 56 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, Népal, Bhutan, Hoa Kỳ, Úc hay các nước châu Âu. Lobsang Sangay dẫn đầu với 22 489 phiếu, so với 12 319 giành cho Tenzin Namgyal Tethong. Dolma Gyari, hiện là phó chủ thịch Quốc hội Tây Tạng, đồng thời cũng là phụ nữ duy nhất tham gia tranh cử về đích thứ ba với 2 733 phiếu. Trong số 17 ứng cử viên tại vòng một, ủy ban bầu cử chọn ra sáu người lọt vào vòng hai.


Trong cuộc bầu cử này, các ứng cử viên đã trả lời các câu hỏi của cử tri qua Internet. Với câu hỏi: "Theo ông, trách nhiệm của kalon tripa sắp tới sẽ là gì?" Lobsang Sangay đã trả lời: "Trước tiên, ta phải định nghĩa được nhiệm vụ của kalon tripa sẽ là một nhà quản lý tổ chức của người Tây Tạng, hay là một nhà lãnh đạo chính trị phong trào của người Tây Tạng. Nếu Đức Đạt-lai Lạt-ma cho phép nền dân chủ chúng ta chuyển mình phát triển nhiều hơn, nhiệm vụ của người kalon tripa sẽ là tìm một giải pháp cho việc phản đối sự chiếm đóng của người Trung Quốc, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và xây dựng hình ảnh của quốc hội Tây Tạng có vai trò rõ rệt hơn." Với quyền lợi của người Tây Tạng, Lobsang Sangay phát biểu "họ có quyền được tự quyết""mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là đồng hóa người Tây Tạng thành người Hán". Ứng cử viên nặng ký còn lại, Tenzin Namgyal Tethong, là một giáo sư xuất sắc của đại học Stanford. Ông bắt đầu giúp đỡ phòng trào người Tây Tạng lưu vong khi thường xuyên sang Ấn Độ dạy sinh viên Tây Tạng trong các trại tị nạn. Ông cũng là người đại diện cho Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Hoa Kỳ.

Kết quả của cuộc bỏ phiếu thứ hai sẽ được công bố trong tháng 3 này. Nhà lãnh đạo mới của người Tây Tạng sẽ chọn giải pháp tiếp tục hòa đàm ôn hòa của Sư hay đi theo một đường hướng mới mãnh mẽ hơn để tránh luôn chịu chấp nhận lùi bước trước những động thái của Trung Quốc. Không cần phải nhắc lại Bắc Kinh theo dõi cuộc bỏ phiếu này sát sao như thế nào trước diễn biến có một nhà lãnh đạo người Tây Tạng mới cứng rắn và thân Tây phương hơn.

Saransh Sehgal

Các bài liên quan:

Không có nhận xét nào: